XỬ LÍ RA HOA SẦU RIÊNG

Hoa sầu riêng


Để giúp sầu riêng cho năng suất cao trong mỗi mùa vụ, ngoài những vấn đề về thổ nhưỡng, phân bón thì kỹ thuật chăm sóc cũng cần được quan tâm, đặc biệt là cách xử lý sầu riêng ra hoa khi sầu riêng bước vào giai đoạn này. Sau đây là quy trình xử lý ra hoa ở cây sầu riêng mà mình đã học hỏi từ nhiều nơi, bà con có thể tham khảo để vườn đạt được năng suất như mong muốn. Bà con có thể tham khảo một số sản phẩm xử lí ra hoa sầu riêng.


CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

v   BƯỚC 1: BÓN LÂN GỐC

-          Thời điểm xử lí hoa sầu riêng: thường bắt đầu vào tiết làm bông và khi cơi đọt của cây vừa lụa.

-          Bón phân xử lí ra hoa sầu riêng: tiến hành tưới lân gốc sử dụng phân hòa tan, có hàm lượng Lân và Kali vừa đủ để thúc quá trình ra hoa. Trước khi tưới phân xử lí ra hoa cần dọn sạch cỏ rác dưới khu vực tán để phân thẩm thấu xuống đất đại hiệu quả cao.

-          Liều lượng dùng khi xử lí ra hoa sầu riêng: Tùy vào tuổi cây, sức cây, độ lớn, mức xanh tốt của cây mà dùng với liều lượng thích hợp. (trung bình là 3-4kg/cây).

-          Cách bón phân xử lý ra hoa: Tưới vào khu vực dưới tán, phạm vi 2/3 tán (tính từ gốc ra ngoài).


v   BƯỚC 2: PHUN TẠO MẦM

-          Phun tạo mầm sầu riêng lần 1: Tùy theo cây đi đọt nhanh hay chậm vì căn cứ vào điều kiện thực tế của lá cây, thông thường là sau thời điểm bón phân gốc khoảng 10 ngày. Bà con phun kích mầm sầu riêng lần 1, sử dụng SUPER BLOOM (hủ 500ml) pha với 200-400 lít nước (phun đều trên tán lá hoặc tưới dưới gốc). Tiến hình cắt nước trong 15-20 ngày đến khi cây có dấu hiệu xào lá (lá mất nước), tưới nhấp 2 lần.

-          Phun tạo mầm sầu riêng lần 2: Sau khi nhấp nước 2 lần. Phun kích mầm lần 2 sử dụng Blum (hủ 500gr) pha với 100 lít nước (phun đều trên tán lá). Quan sát biểu hiện của cây và tình hình thời tiết, bà con nên kiểm tra thường xuyên thoi dõi mắt cua, số lượng nhiều hay ít, ra đều cành hay chưa,… nếu chưa thấy dấu hiệu gì thì tiến hành tạo mầm lần 3 bằng SUPER BLOOM mỗi lần tạo mầm cách nhau 7-10 ngày. Đến khi cây xuất hiện mắt cua khoảng 70% trên vườn.


Gói lân 86


v   BƯỚC 3: KÉO BÔNG SẦU RIÊNG, KÉO ĐỌT

Hình ảnh xổ nhụy ra hoa sầu riêng

Khi mắt cua đã sáng và dài 2-3cm: Tiến hành khiển đọt theo mắt cua (khắc phục tình trạng rụng hoa hàng loạt) thời gian từ khi cây ra mắt cua đến khi xổ nhụy từ 1,5 – 2 tháng (cần kích cho cây đi đọt sau khi mắt cua hoàn chỉnh), bà con kết hợp vừa phân lá vừa bón gốc: Bón phân hữu cơ ổn định pH đất và cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ, sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao và tưới đủ nước cho cây.

-          Bón phân kéo bông kéo đọt sầu riêng: Bà con có thể kích thích cây đi đọt bằng cách phun Gibberellin ở nồng độ 10-15ppm hay kết hợp phân bón lá có hàm lượng đạm cao như N:P2O5:K2O (2:1:1 hay 3:1:1). Bà con có thể dùng phân bón lá ĐỒNG KẼM & RƯỚC MẮT CUA để cung cấp dinh dưỡng cho cây và phòng trừ sâu bệnh hại ở giai đoạn này.

-          Tưới nước: Bắt đầu tưới nước khi mắt cua ra dài 2-3cm. Lưu ý: nếu tưới sớm khi mắt cua đang ra, chưa sáng rõ có thể dẫn đến nghẽn bông, mắt cua bị đen trở lại và sẽ ra bông phướn hoặc lá. Khi bắt đầu tưới lại chỉ tưới sương nhẹ mặt đất, sau đó qua mỗi lần tưới tăng dần lượng nước thêm một tí, 1-2 ngày/lần.

-          Phòng ngừa bệnh: Việc phun phòng ngừa bệnh nên tiến hành trước khi làm bông và sau khi ra mắt cua đã hoàn thành. Bà con có thể sử dụng sản phẩm Vansi, Leven phun ngừa bệnh định kỳ 10-15 ngày/lần trong suốt thời gian cây mang bông. Thời kì sau ra hoa, cây rất dễ suy yếu nên dễ bi nấm bệnh tấn công bà con nên phun ĐỒNG KẼM để phòng bệnh. Cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời.

Chai rước mắt cua





v   BƯỚC 4: NUÔI DƯỠNG BÔNG

Hình ảnh nuôi dưỡng hoa sầu riêng

Giai đoạn này cây rất cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Giai đoạn này khuyến cáo sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giai đoạn này không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông, khi đó dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.

-          Thời điểm phun dưỡng hoa sầu riêng: Khi nụ hoa hình thành rõ. Loại phân: Bón thúc hoa và đọt phát triển N:P2O5:K2O 1:1:1 + urê, trôn với tỷ lệ 3:1, liều lượng 0,5-0,7kg/cây.

-          Các loại phân cần bón nên dùng khi dưỡng hoa sầu riêng: ưu tiên hữu cơ trước , sau đó bổ sung các loại phân NPK ba số ( 15-15-15, 16-16-16, 17-17-17...) + Vi lượng + Canxi Bor

-          Lưu ý: Trong lần phun khi hoa chuẩn bị nở, phối hợp với thuốc Venri để hạt phấn hoa khỏe, giúp đậu quả tốt hơn và kháng bệnh xì mủ thân. Nồng độ phun 0,5% tương ứng 0,5lít/100 lít nước. Kết hợp với thuốc Vansi và Leven trừ sâu hại và rầy rệp để phòng sâu ăn hoa. Phun ướt đều mặt trên và mặt dưới lá vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Chai canxi bo kẽm



Chai mập bông sầu riêng



v   BƯỚC 5: CÂY XỔ NHỤY, ĐẬU NGỒI BÚT








Chai siêu đậu bông

Hạn chế phun các loại thuốc nấm hay thuốc hóa học. Giữ đất ráo không quá ẩm. Tưới nhẹ vào buổi sáng để cung cấp nước cho cây. Không bón hoặc phun phân hóa học ở giai đoạn nhạy cảm này, cho đến sau xổ nhụy 7-10 ngày có thể bón các dòng phân 3 số đều để định hình thái.

LƯU Ý: Xử lý ra hoa sầu riêng trong giai đoạn ra hoa cần tiến hành cắt tỉa bông cho cây sầu riêng. Một cây có thể có rất nhiều bông và bà con thường nghĩ để bông càng nhiều đậu trái càng nhiều, nên không dám tỉa bỏ. Khi chúng ta để quả nhiều bông trên cây, cây sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bông (bông nhỏ, ốm, thiếu dinh dưỡng và dẫn đến rụng bông). Những bông ốm yếu thiếu dinh dưỡng thì hạt phấn sẽ rất ít, chất lượng hạt phấn kém, cây thụ phấn không đạt, trái dễ bị rụng hoặc nếu đậu thì trái xấu, méo mó. Ngoài ra, khi cây có quá nhiều bông sát nhau, tạo điều kiện cho nấm bệnh, sâu rầy phát triển và tấn công lên bông. Vì vậy, bà con nên tỉa bông ngay từ đầu và chỉ chừ lại số lượng bông phù hợp ở vị trí thích hợp. Trong giai đoạn bông (trước xổ nhụy) sẽ qua 3 lần tỉa bông.

 

Hình ảnh nhụy hoa sầu riêng

Tỉa bông sầu riêng qua 3 bước sau:

Bước 1: Tỉa toàn bộ bông đầu cành.

Bước 2: Tỉa thưa các chùm bông trong cành, các chùm bông cách nhau khoảng 15-20cm, ưu tiên để lại chùm bông dưới, tỉa bỏ các chum bông bên hông.

Bước 3: Tỉa bông trong chùm: tỉa bỏ bông ốm nhỏ, bị sâu bệnh, dị dạng, bông phướn (bông có lá)…

Giai đoạn xử lý ra hoa sầu riêng là vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp, tùy thuộc vào thực tế từng cây, từng vườn, điều kiện thời tiết từng khu vực mà có các biện pháp áp dụng khác nhau. Nếu phù hợp bà con có thể tham khảo quy trình trên áp dụng cho vườn nhà mình. Có gì sai sót mong bà con bỏ qua, cùng nhau góp ý để quy trình hoàn thiện hơn ạ.

Cảm ơn bà con đã quan tâm, chúc bà con thành công!


 KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI HOA

Hoa sầu riêng


Chào bà con, hiện nay đã có nhiều nhà vườn bước vào giai đoạn làm hoa, làm trái. Vì vậy để giải đáp các thắc mắc của bà con, hôm nay em xin viết bài hướng dẫn bà con cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi hoa (bông), cụ thể chăm sóc sầu riêng ra hoa qua 3 giai đoạn như sau:

1.      Giai đoạn 1: Mắt cua được 7-10 ngày

-          Qua gốc: Bà con bổ sung hữu cơ, NPK, Humic Grin, Trichoderma.

o   Hữu cơ: 2-3kg khoáng hữu cơ hoặc 5-10kg phân chuồng ủ hoai (Bà con có thể chia ra nhiều lần bón)

o   NPK: NPK 20-10-10 0,5-2kg (tùy tuổi cây, sức cây), bà con có thể dùng NPK 3 số 15-15-15, 16-16-16.

o   Humic Grin: 30-50g/cây (hoặc pha với 800-1000 lít nước, tưới mỗi gốc khoảng 20-30 lít nước)

-          Qua lá: Bà con kéo đọt bằng phân bón lá Regen, Blum, GA3, đạm cao và amino acid.

o   Phân bón lá Regen: Bà con pha 500ml Regen với 400-500 lít nước phun đều ướt đẫm cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán

o   Sử dụng Blum: Chai 500ml pha với 200-400 lít nước phun trực tiếp vào mắt cua để bổ sung dinh dưỡng nuôi mắt cua sáng đẹp.

o   GA3: Liều lượng 10ppm (1g/100l nước)

o   Đạm cao: 2g/l

Chai Ga3


Lưu ý: Với bà con miền Đông và Tây Nguyên không tiến hàng tưới nước và kéo mắt cua như miền Tây mà chờ mắt cua phát triển 2-3cm, xác định được chồi bông rồi mới tiến hành tưới nước bón phân và kéo đọt.

2.      Giai đoạn 2: Búp 20 ngày

Hình ảnh búp bông hoa sầu riêng


Bà con xem xét tỉa bông: Loại bớt chùm bông yếu, sâu bệnh, trên cành nhỏ, cành ra quá nhiều bông, dày đặc để tập trung dinh dưỡng nuôi bông hiệu quả.

Dinh dưỡng ở giai đoạn này cũng tương tự như giai đoạn 1:

-          Qua gốc: Bà con dùng hữu cơ, NPK, Humic Grin, Trichoderma

o   NPK: 3 số (15-15-15, 16-16-16) là chính. Tùy theo lượng bón của lần trước và sức cây mà quyết định (300-700g/cây). Dinh dưỡng đồng đều để nuôi cả bông và đọt.

o   Hữu cơ, Humic Grin bà con xem xét tình trạn phát triển của bộ rễ, độ ẩm và độ xốp đất: Có thể bổ sung ít hoặc không.

-          Qua lá: Bà con phun Regen, vi lượng và amino axit, chất vọt đọt

o    Phân bón lá Regen: Bà con pha 500ml Regen với 400-500 lít nước phun đều ướt đẫm cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán.

o    Sử dụng Blum: Chai 500ml pha với 200-400 lít nước phun trực tiếp vào búp để bổ sung dinh dưỡng nuôi búp, dưỡng búp tròn đẹp.

o   AMINO: 1-2ml/l

o    Vita hạn chế rụng trái, tăng thụ phấn: pha 500ml Vita với 200-400 lít nước.

Hủ 10-60-10
Chai Amino


3.      Búp 40 ngày (trước xổ nhụy 15 ngày)

Bà con xem xét tỉa bông: Loại bớt chùm bông yếu, sâu bệnh, trên cành nhỏ, cành ra quá nhiều bông, dày đặc để tập trung dinh dưỡng nuôi bông hiệu quả.

-          Qua gốc: NPK Kali cao (12-11-18, 12-12-17, 16-9-20, 15-5-25). Tùy theo tình trạng và tuổi cây (0,5-1kg). Chặn đọt và thúc đẩy già lá, vẫn có dinh dưỡng để nuôi bông khỏe, chuẩn bị cho giai đoạn xổ nhụy.

-          Qua lá: MKP, Vita, amino acid.

o   MKP: 50-100g/phuy 200 lít để chặn đọt và thúc già lá tốt hơn.

o   Bổ sung Vita hạn chế rụng trái, tăng thụ phấn: pha 500ml Vita với 200-400 lít nước.

o   Có thể xem xét trung lượng và amino axit.

Chai Amino

-          Lưu ý:

o   Giai đoạn này bà con cần bổ sung Bo bằng Vita trước xổ nhụy 1-2 lần (cách nhau 7-10 ngày). Bà con dùng 500ml Vita pha với 200-400 lít nước phun trực tiếp vào búp.

o   Đối với miền Đông và Tây Nguyên Giai đoạn phát triển của búp có thể kéo dài hơn khoảng 10-20 ngày so với miền Tây. Nên các thời điểm tác động phân bón sẽ chậm hơn (búp 20 ngày và búp 40 ngày).

o   Giai đoạn trước xổ nhụy vẫn có thể áp dụng 3 số hoặc kết hợp NPK Kali cao.


 

5 VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI 

XỬ LÝ RA HOA SẦU RIÊNG

Hoa sầu riêng


Hiện tại, nhiều bà con đang chuẩn bị bắt đầu cho vụ sầu riêng mùa thuận ở cả khu vực Miền Đông, Tây Nguyên và Miền Tây. Sau các bài viết hướng dẫn bà con về cách làm hoa, làm trái sầu riêng, em có nhận được nhiều câu hỏi của bà con liên quan đến việc xử lý ra hoa sầu riêng.

Để giải đáp các thắc mắc của bà con, hôm nay em sẽ tổng hợp lại các câu hỏi, các vấn đề mà bà con thường gặp nhất trong giai đoạn làm hoa sầu riêng. Sau đây là một số vấn đề bà con thường gặp:

VẤN ĐỀ 1: BÓN LÂN VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

Lân 86


- Miến Tây: Thường ra hoa vào tháng 12 – tháng 1. (Nếu có áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa sầu riêng sớm vụ thì rơi vào tháng 11 – tháng 1). Đây là tiết thuận vụ mà sầu riêng dễ ra hoa nhất đối với bà con miền Tây.

- Miền Đông: Thường ra hoa vào tháng 2 – tháng 3. (Nếu có áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa sớm vụ thì rơi vào tháng 1 – tháng 3).

- Tây Nguyên: Thời điểm ra hoa từ tháng 3 – tháng 5.

- Khoảng thời gian cần trừ: 6-8 tuần (khoảng 1,5 – 2 tháng), bao gồm:

+ Thời gian làm già cơi cuối: 3-4 tuần

+ Xiết nước: 3-4 tuần

-Thời gian bón lân tạo mầm cho cây: Bà con lấy thời điểm ra hoa ở khu vực của bà con trừ cho khoảng thời gian cần làm già cơi và xiết nước là 6-8 tuần (khoảng 1,5 – 2 tháng):

+ Miến Tây: Thời gian bón lân rơi vào giữa tháng 10 – tháng 11 (giữa tháng 9 – tháng 11, nếu bà con áp dụng biện pháp ra hoa sớm).

+ Miền Đông: Thời gian bón lân rơi vào giữa tháng 1 – tháng 1 (giữa tháng 12 – tháng 1, nếu bà con áp dụng biện pháp ra hoa sớm).

+ Tây Nguyên: Thời gian bón lân ròi vào khoảng giữa tháng 2 – tháng 3.

- Các loại lân qua gốc: DAP, super lân, lân nung chảy,.. lượng bón tùy tuổi, đường kính tán, đất và lượng bón năm trước, có thể tham khảo các vườn lớn ở khu vực bà con.

- Phun qua lá: Bà con phun lân cao để thúc đầy mở lá, già lá + Blum tạo mầm hoa, kích thích ra hoa đồng loạt.

VẤN ĐỀ 2: CÂY NHƯ THẾ NÀO THÌ XỬ LÝ LÂN ĐƯỢC?

Cây sầu riêng ra nhụy


Cây có thể bón lân để thúc ra hoa khi:

+ Tuổi cây: Từ năm thứ 4 trở lên có thể cho ra hoa đậu trái.

+ Cơi đọt: Cơi cuối cùng (2 hoặc 3) mở từ 2 lá trở lên (20-30 ngày).

VẤN ĐỀ 3: PHUN MẤY LẦN CHẶN ĐỌT TẠO MẦM?

Hủ 16-60-10


Sau khi bón lân gốc và phun lân qua lá (tạo mầm lần 1):

+ Khoảng 7-10 ngày sau (Tạo mầm lần 2): Phun chặn đọt MPK với liều lượng thấp + tạo mầm lần 2 bằng SUPER BLOOM, bà con có thể bổ sung thêm vi lượng để thúc đầy quá trình quang hợp giúp xanh lá, dày lá, giúp làm già lá nhanh hơn.

+ Lặp lại lần 3 sau khoảng 7-10 ngày: Nếu trong mùa mưa phun khoảng 5 ngày/lần (3-4 lần). Bà con tiếp tục dùng SUPER BLOOM tạo mầm có thể kết hợp với MKP (tùy tình trạng cơi lá của bà con nếu lá chưa già thì nên kết hợp với MKP).

Qua gốc: Sau lần vô lân. Xem xét tình trạng phát triển cơi đọt cũng như thời tiết. Sau khoảng 10 ngày, nếu thấy lá non còn nhiều, độ che phủ chưa đủ, lá chưa xanh, chưa dày bà con có thể bổ sung thêm lân hoặc NPK chứa kali cao để hiệu quả chặn đọt tạo mầm tốt hơn.

Tóm lại: từ lúc mở lá đến cuối cơi

-Phun tạo mầm có 3 lần:

+ Lần 1: SUPER BLOOM (có thể kết hợp cả 2).

+ Lần 2: SUPER BLOOM + MKP + vi lượng.

+ Lần 3: SUPER BLOOM + (MKP)

-Bón phân gốc:

+ Lần 1: Vô lân (cơi 20-30 ngày)

+ Lần 2: Xem xét NPK kali cao (30-40 ngày)

+ Lần 3: Bón DAP hoặc Kali (40-50 ngày).

VẤN ĐỀ 4: VIỆC ĐẬY BẠT, PACLO VÀ XIẾT NƯỚC

Đậy bạt: Mùa thuận thường không đậy bạt tuy nhiên năm nay lượng mưa nhiều nên bà con có thể xem xét đậy bạt.

Phun Paclo: Sau tạo mầm lần cuối 5-7 ngày. (bà con chỉ nên dùng trong thân cành, để hạn chế suy cây, cháy lá cây). Cây chưa áp dụng paclo có thể xem xét không áp dụng, cây đã sử dụng paclo xem xét phương án áp dụng ít ảnh hưởng nhất (Paclo sữa phun trong tán).

Xiết nước: 3-4 tuần tạo khô hạn hoàn toàn cho đến khi nào cây nhú mắt cua.

VẤN ĐỀ 5: PHÁ MIÊN TRẠNG VÀ XỬ LÝ KÉO BÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Bà con phun KNO3 vào mắt cua để phá miên trạng giúp mắt cua phát triển đồng loạt (thường chỉ phun 1 lần). Sau khi phá miên trạng bà con dở bạt và tưới nhấp cho cây.

Giai đoạn này bà con nên sử dụng Đồng Kẽm để rửa mắt cua, giúp mắt cua sáng đẹp và phòng trừ các loại nấm cuống gây rụng hoa, rụng trái ở giai đoạn sau.

Sau khi phá miên trạng 4-5 ngày thấy mắt cua đã phát triển tiến hàng kéo mắt cua để giúp mắt cua phát triển nhanh, khỏe và đồng loạt. Bà con có thể dùng GA3 kết hợp với RƯỚC MẮT CUA + (vi lượng + AMINO).

Chai GA3 Sữa
Hủ 10-60-10


Lưu ý: Năm nay cây ra hoa vào thời điểm nào thì năm sau cây sẽ ra hoa vào thời điểm đó, bà con nên ghi chép lại để điều tiết cơi đọt, để khả năng ra hoa đậu trái ở năm sau sẽ dễ dàng và hiệu quả cao hơn.

Đó là các câu hỏi, các vấn đề mà bà con quan tâm nhiều nhất ở giai đoạn làm ra hoa sầu riêng, bà con có thể tham khảo các giải pháp xử lý ra hoa sầu riêng của em, có gì sai sót mong bà con góp ý nhẹ nhàng. Bà con nào còn gặp thêm các vấn đề khác có thể để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng nhau giải đáp. Cảm ơn bà con đã quan tâm, chúc bà con vụ mùa bội thu, được mùa, được giá nhé ạ!


 

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN MANG TRÁI

Trái Sầu Riêng


Cây sầu riêng khá nũng nịu ở giai đoạn mang trái, rất dễ rụng trái nên các khâu bón phân, phun thuốc, tỉa trái, rút đuôi chuột phải được quan tâm rất kỹ. Nhưng trước khi bắt đầu các thao tác này thì việc đầu tiên con cần làm là đánh dấu ngày xổ nhụy vào nhật ký canh tác để có kế hoạch chăm sóc đúng đắn góp phần tạo được năng suất cao và phẩm chất trái tốt khi thu hoạch. Để biết rõ hơn cách chăm sóc sầu riêng ở giai đoạn này bà con cần chú ý các vấn đề sau:

1.      Bón phân

Bón phân là khâu phải nhắc đến đầu tiên khi cây bước vào giai đoạn mang trái. Việc lựa chọn loại phân, thời điểm bón phân và việc bổ sung dưỡng chất qua lá được các nhà vườn đặc biệt quan tâm. Lần bón đầu tiên là 10 ngày sau xổ nhụy:

+ Bón gốc: Bà con chọn NPK 3 số (16-16-16) với liều lượng trung bình từ 0,5-0,7kg/cây( tùy theo tuổi cây, sức cây), loại phân chứa hàm lượng dinh dưỡng cân bằng rất phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho trái ở giai đoạn này. Nếu bón mất cân đối dinh dưỡng thì cây sẽ phản ứng lại bằng hiện tượng rụng trái non.

Lưu ý: đối với các nhà vườn trồng mới, nếu có bổ sung Kali cho cây thì dứt khoát bà con không được sử dụng Kali clorua vì sẽ làm trái bị sượng và giảm mùi thơm.

+ Ở các vườn lâu năm, lượng trái lớn thì cứ khoảng 10 ngày nhà vườn sẽ bón phân nuôi trái một lần. Một kinh nghiệm mới trong canh tác hiện nay là bà con sẽ luân phiên giữa hữu cơ và vô cơ ở các lần bón. Cách làm này vừa giúp tạo ra trái sầu riêng thơm ngon vừa an toàn cho bộ rễ phướn của cây.

+ Bà con nên bổ sung Canxi và Bo để tránh rụng trái non, thối trái, sượng trái và hiện tượng cháy múi sầu riêng khi thu hoạch được các chuyên gia xác định là do cây thiếu Bo và canxi. Với 2 dưỡng chất này, việc bổ sung qua lá sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất để cây hấp thu nhanh chóng, bà con có thể sử dụng Vita phun qua lá để bổ sung dưỡng chất này cho cây.

2.      TỈA TRÁI

Hình hoa sầu riêng

Hình cây sầu riêng ra hoa


Sầu riêng ra rất nhiều hoa, tỉ lệ đậu trái khá cao nếu được chăm sóc đúng cách nhưng thực tế cho thấy muốn trái đạt năng suất tối đa thì ở mỗi chùm hoa bà con phải tỉa bớt chỉ nên để 1 trái ưng ý nhất cho thu hoạch. Việc tỉa trái sầu riêng trước kia được khuyến cáo chi làm 2 đợt khi trái to bằng nắm tay người và khi trái độ 1kg.

Tuy nhiên, đối với các nhà vườn kinh nghiệm, việc tỉa trái được bắt đầu sớm từ khi hoa sầu riêng xổ nhụy, sau đó thêm 2 - 3 đợt tỉa trái nữa mới chọn được trái sầu riêng vừa ý. Cách làm này vừa giúp giảm áp lực cho cây, vừa tập trung dinh dưỡng cho những chùm hoa, chùm quả được xác định cho năng suất.Thời điểm tỉa trái:

+ Tỉa lần 1: Khi trái bằng ngón tay cái

+ Tỉa lần 2: Khi trái bằng nắm tay + “rút đuôi chuột”

+ Tỉa lần 3: Khi trái khoảng 0,5kg.

+ Tỉa lần 4: Khi trái 1kg.

Mẹo hay: Để giúp trái sầu riêng không bị thối bà con nên “rút đuôi chuột” nhằm cắt đường nấm bệnh tấn công.

3.      Phòng trừ sâu bệnh hại

Đối với giai đoạn này, bà con cần bổ sung canxi và bo bằng CANXI BO cũng như dưỡng trái bằng SIÊU TO TRÁI+AMINO để cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp trái sầu riêng ở giai đoạn mang trái khỏe mạnh, to tròn, bóng đẹp và xanh mướt hơn.

Chai amino

Chai Siêu Lớn Trái


Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho cây, bà con cần phối trộn thêm các chế phẩm trừ bệnh để bảo vệ trái sầu riêng an toàn phát triển. Sâu đục trái và bệnh thán thư là những vấn đề thường gặp, ngoài ra nấm cuống cũng rất dễ xảy ra ở giai đoạn này. Bà con nên sử dụng những sản phẩm sinh học để ngăn ngừa, tạo điều kiện thuận lợi cho cây hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Bài viết trên là cách chăm sóc cơ bản cho sầu riêng ở giai đoạn nuôi trái, thực tế mỗi cây, mỗi vườn sẽ khác nhau. Có gì sai sót mong bà con góp ý cùng nhau hoàn thiện bài viết hơn.

Cảm ơn bà con đã quan tâm, chúc bà con thành công!


Lượt Truy Cập

Người Theo Dõi

Sản Phẩm Nổi Bật

PHOENIX PRO

Mục Tiêu

"Nông dược Phoenix luôn luôn nỗ lực để đem đến những sản phẩm hữu cơ chất lượng. Tập trung xây dựng đội ngũ kĩ thuật để kịp thời hỗ trợ từ khâu tư vấn, kĩ thuật tận vườn cho quí bà con. Phấn đấu cùng nông dân hợp tác, cùng nông dân phát triển!"

Video Kỹ Thuật

Bài Viết Yêu Thích

Danh Sách Bài Đăng

Bản Đồ