5 VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI 

XỬ LÝ RA HOA SẦU RIÊNG

Hoa sầu riêng


Hiện tại, nhiều bà con đang chuẩn bị bắt đầu cho vụ sầu riêng mùa thuận ở cả khu vực Miền Đông, Tây Nguyên và Miền Tây. Sau các bài viết hướng dẫn bà con về cách làm hoa, làm trái sầu riêng, em có nhận được nhiều câu hỏi của bà con liên quan đến việc xử lý ra hoa sầu riêng.

Để giải đáp các thắc mắc của bà con, hôm nay em sẽ tổng hợp lại các câu hỏi, các vấn đề mà bà con thường gặp nhất trong giai đoạn làm hoa sầu riêng. Sau đây là một số vấn đề bà con thường gặp:

VẤN ĐỀ 1: BÓN LÂN VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

Lân 86


- Miến Tây: Thường ra hoa vào tháng 12 – tháng 1. (Nếu có áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa sầu riêng sớm vụ thì rơi vào tháng 11 – tháng 1). Đây là tiết thuận vụ mà sầu riêng dễ ra hoa nhất đối với bà con miền Tây.

- Miền Đông: Thường ra hoa vào tháng 2 – tháng 3. (Nếu có áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa sớm vụ thì rơi vào tháng 1 – tháng 3).

- Tây Nguyên: Thời điểm ra hoa từ tháng 3 – tháng 5.

- Khoảng thời gian cần trừ: 6-8 tuần (khoảng 1,5 – 2 tháng), bao gồm:

+ Thời gian làm già cơi cuối: 3-4 tuần

+ Xiết nước: 3-4 tuần

-Thời gian bón lân tạo mầm cho cây: Bà con lấy thời điểm ra hoa ở khu vực của bà con trừ cho khoảng thời gian cần làm già cơi và xiết nước là 6-8 tuần (khoảng 1,5 – 2 tháng):

+ Miến Tây: Thời gian bón lân rơi vào giữa tháng 10 – tháng 11 (giữa tháng 9 – tháng 11, nếu bà con áp dụng biện pháp ra hoa sớm).

+ Miền Đông: Thời gian bón lân rơi vào giữa tháng 1 – tháng 1 (giữa tháng 12 – tháng 1, nếu bà con áp dụng biện pháp ra hoa sớm).

+ Tây Nguyên: Thời gian bón lân ròi vào khoảng giữa tháng 2 – tháng 3.

- Các loại lân qua gốc: DAP, super lân, lân nung chảy,.. lượng bón tùy tuổi, đường kính tán, đất và lượng bón năm trước, có thể tham khảo các vườn lớn ở khu vực bà con.

- Phun qua lá: Bà con phun lân cao để thúc đầy mở lá, già lá + Blum tạo mầm hoa, kích thích ra hoa đồng loạt.

VẤN ĐỀ 2: CÂY NHƯ THẾ NÀO THÌ XỬ LÝ LÂN ĐƯỢC?

Cây sầu riêng ra nhụy


Cây có thể bón lân để thúc ra hoa khi:

+ Tuổi cây: Từ năm thứ 4 trở lên có thể cho ra hoa đậu trái.

+ Cơi đọt: Cơi cuối cùng (2 hoặc 3) mở từ 2 lá trở lên (20-30 ngày).

VẤN ĐỀ 3: PHUN MẤY LẦN CHẶN ĐỌT TẠO MẦM?

Hủ 16-60-10


Sau khi bón lân gốc và phun lân qua lá (tạo mầm lần 1):

+ Khoảng 7-10 ngày sau (Tạo mầm lần 2): Phun chặn đọt MPK với liều lượng thấp + tạo mầm lần 2 bằng SUPER BLOOM, bà con có thể bổ sung thêm vi lượng để thúc đầy quá trình quang hợp giúp xanh lá, dày lá, giúp làm già lá nhanh hơn.

+ Lặp lại lần 3 sau khoảng 7-10 ngày: Nếu trong mùa mưa phun khoảng 5 ngày/lần (3-4 lần). Bà con tiếp tục dùng SUPER BLOOM tạo mầm có thể kết hợp với MKP (tùy tình trạng cơi lá của bà con nếu lá chưa già thì nên kết hợp với MKP).

Qua gốc: Sau lần vô lân. Xem xét tình trạng phát triển cơi đọt cũng như thời tiết. Sau khoảng 10 ngày, nếu thấy lá non còn nhiều, độ che phủ chưa đủ, lá chưa xanh, chưa dày bà con có thể bổ sung thêm lân hoặc NPK chứa kali cao để hiệu quả chặn đọt tạo mầm tốt hơn.

Tóm lại: từ lúc mở lá đến cuối cơi

-Phun tạo mầm có 3 lần:

+ Lần 1: SUPER BLOOM (có thể kết hợp cả 2).

+ Lần 2: SUPER BLOOM + MKP + vi lượng.

+ Lần 3: SUPER BLOOM + (MKP)

-Bón phân gốc:

+ Lần 1: Vô lân (cơi 20-30 ngày)

+ Lần 2: Xem xét NPK kali cao (30-40 ngày)

+ Lần 3: Bón DAP hoặc Kali (40-50 ngày).

VẤN ĐỀ 4: VIỆC ĐẬY BẠT, PACLO VÀ XIẾT NƯỚC

Đậy bạt: Mùa thuận thường không đậy bạt tuy nhiên năm nay lượng mưa nhiều nên bà con có thể xem xét đậy bạt.

Phun Paclo: Sau tạo mầm lần cuối 5-7 ngày. (bà con chỉ nên dùng trong thân cành, để hạn chế suy cây, cháy lá cây). Cây chưa áp dụng paclo có thể xem xét không áp dụng, cây đã sử dụng paclo xem xét phương án áp dụng ít ảnh hưởng nhất (Paclo sữa phun trong tán).

Xiết nước: 3-4 tuần tạo khô hạn hoàn toàn cho đến khi nào cây nhú mắt cua.

VẤN ĐỀ 5: PHÁ MIÊN TRẠNG VÀ XỬ LÝ KÉO BÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Bà con phun KNO3 vào mắt cua để phá miên trạng giúp mắt cua phát triển đồng loạt (thường chỉ phun 1 lần). Sau khi phá miên trạng bà con dở bạt và tưới nhấp cho cây.

Giai đoạn này bà con nên sử dụng Đồng Kẽm để rửa mắt cua, giúp mắt cua sáng đẹp và phòng trừ các loại nấm cuống gây rụng hoa, rụng trái ở giai đoạn sau.

Sau khi phá miên trạng 4-5 ngày thấy mắt cua đã phát triển tiến hàng kéo mắt cua để giúp mắt cua phát triển nhanh, khỏe và đồng loạt. Bà con có thể dùng GA3 kết hợp với RƯỚC MẮT CUA + (vi lượng + AMINO).

Chai GA3 Sữa
Hủ 10-60-10


Lưu ý: Năm nay cây ra hoa vào thời điểm nào thì năm sau cây sẽ ra hoa vào thời điểm đó, bà con nên ghi chép lại để điều tiết cơi đọt, để khả năng ra hoa đậu trái ở năm sau sẽ dễ dàng và hiệu quả cao hơn.

Đó là các câu hỏi, các vấn đề mà bà con quan tâm nhiều nhất ở giai đoạn làm ra hoa sầu riêng, bà con có thể tham khảo các giải pháp xử lý ra hoa sầu riêng của em, có gì sai sót mong bà con góp ý nhẹ nhàng. Bà con nào còn gặp thêm các vấn đề khác có thể để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng nhau giải đáp. Cảm ơn bà con đã quan tâm, chúc bà con vụ mùa bội thu, được mùa, được giá nhé ạ!


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lượt Truy Cập

Người Theo Dõi

Sản Phẩm Nổi Bật

PHOENIX PRO

Mục Tiêu

"Nông dược Phoenix luôn luôn nỗ lực để đem đến những sản phẩm hữu cơ chất lượng. Tập trung xây dựng đội ngũ kĩ thuật để kịp thời hỗ trợ từ khâu tư vấn, kĩ thuật tận vườn cho quí bà con. Phấn đấu cùng nông dân hợp tác, cùng nông dân phát triển!"

Video Kỹ Thuật

Bài Viết Yêu Thích

Danh Sách Bài Đăng

Bản Đồ