CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN MANG TRÁI
Cây sầu riêng khá nũng nịu ở giai đoạn mang trái, rất dễ rụng trái nên các khâu bón phân, phun thuốc, tỉa trái, rút đuôi
chuột phải được quan tâm rất kỹ.
Nhưng trước khi bắt đầu các thao tác này thì việc đầu tiên con cần làm là đánh
dấu ngày xổ nhụy vào nhật ký canh tác để có kế hoạch chăm sóc đúng đắn góp phần
tạo được năng suất cao và phẩm chất trái tốt khi thu hoạch. Để biết rõ hơn cách
chăm sóc sầu riêng ở giai đoạn này bà con cần chú ý các vấn đề sau:
1.
Bón
phân
Bón phân là khâu phải nhắc đến đầu tiên khi cây
bước vào giai đoạn mang trái. Việc lựa chọn loại phân, thời điểm bón phân và việc
bổ sung dưỡng chất qua lá được các nhà vườn đặc biệt quan tâm. Lần bón đầu tiên
là 10 ngày sau xổ nhụy:
+ Bón gốc: Bà con chọn NPK 3 số (16-16-16) với
liều lượng trung bình từ 0,5-0,7kg/cây( tùy theo tuổi cây, sức cây), loại phân
chứa hàm lượng dinh dưỡng cân bằng rất phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho trái ở
giai đoạn này. Nếu bón mất cân đối dinh dưỡng thì cây sẽ phản ứng lại bằng hiện
tượng rụng trái non.
Lưu ý: đối với các nhà vườn trồng mới, nếu
có bổ sung Kali cho cây thì dứt khoát bà con không được sử dụng Kali clorua vì
sẽ làm trái bị sượng và giảm mùi thơm.
+ Ở các vườn lâu năm, lượng trái lớn thì cứ khoảng
10 ngày nhà vườn sẽ bón phân nuôi trái một lần. Một kinh nghiệm mới trong canh
tác hiện nay là bà con sẽ luân phiên giữa hữu cơ và vô cơ ở các lần bón. Cách
làm này vừa giúp tạo ra trái sầu riêng thơm ngon vừa an toàn cho bộ rễ phướn của
cây.
+ Bà con nên bổ sung Canxi và Bo để tránh rụng
trái non, thối trái, sượng trái và hiện tượng cháy múi sầu riêng khi thu hoạch
được các chuyên gia xác định là do cây thiếu Bo và canxi. Với 2 dưỡng chất này,
việc bổ sung qua lá sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất để cây hấp thu nhanh chóng,
bà con có thể sử dụng Vita phun qua lá để bổ sung dưỡng chất này cho cây.
2.
TỈA
TRÁI
Sầu riêng ra rất nhiều hoa, tỉ lệ đậu trái khá
cao nếu được chăm sóc đúng cách nhưng thực tế cho thấy muốn trái đạt năng suất
tối đa thì ở mỗi chùm hoa bà con phải tỉa bớt chỉ nên để 1 trái ưng ý nhất cho
thu hoạch. Việc tỉa trái sầu riêng trước kia được khuyến cáo chi làm 2 đợt khi
trái to bằng nắm tay người và khi trái độ 1kg.
Tuy nhiên, đối với các nhà vườn kinh nghiệm, việc
tỉa trái được bắt đầu sớm từ khi hoa sầu riêng xổ nhụy, sau đó thêm 2 - 3 đợt tỉa
trái nữa mới chọn được trái sầu riêng vừa ý. Cách làm này vừa giúp giảm áp lực
cho cây, vừa tập trung dinh dưỡng cho những chùm hoa, chùm quả được xác định
cho năng suất.Thời điểm tỉa trái:
+ Tỉa lần 1: Khi trái bằng ngón tay cái
+ Tỉa lần 2: Khi trái bằng nắm tay + “rút đuôi
chuột”
+ Tỉa lần 3: Khi trái khoảng 0,5kg.
+ Tỉa lần 4: Khi trái 1kg.
Mẹo hay: Để giúp trái sầu riêng không bị
thối bà con nên “rút đuôi chuột” nhằm cắt đường nấm bệnh tấn công.
3.
Phòng
trừ sâu bệnh hại
Đối với giai đoạn này, bà con cần bổ sung canxi
và bo bằng CANXI BO cũng như dưỡng trái bằng
SIÊU TO TRÁI+AMINO để cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp trái sầu riêng ở giai đoạn mang trái khỏe
mạnh, to tròn, bóng đẹp và xanh mướt hơn.
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho cây, bà con
cần phối trộn thêm các chế phẩm trừ bệnh để bảo vệ trái sầu riêng an toàn phát
triển. Sâu đục trái và bệnh thán thư là những vấn đề thường gặp, ngoài ra nấm cuống cũng rất dễ xảy ra ở giai đoạn này. Bà con nên sử dụng những sản phẩm sinh học để
ngăn ngừa, tạo điều kiện thuận lợi
cho cây hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Bài viết trên là cách chăm sóc cơ bản cho sầu
riêng ở giai đoạn nuôi trái, thực tế mỗi cây, mỗi vườn sẽ khác nhau. Có gì sai
sót mong bà con góp ý cùng nhau hoàn thiện bài viết hơn.
Cảm ơn bà con đã quan tâm, chúc bà con thành
công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét