QUÁ TRÌNH HẤP THỤ VÀ VẬN CHUYỂN KHOÁNG
TRONG CÂY TRỒNG

1. Khả năng hấp thụ, trao đổi ion giữa rễ và đất

Hình ảnh bộ rễ


    Bộ rễ cũng có nhiệm vụ thu nhận chất vô cơ hoặc hữu cơ từ dạng các ion hoặc dạng liên kết, dạng ion như: nitơ N-O3- hoặc N-H4+, phốtpho dạng HPO4-2, lưu huỳnh dạng sulfat, molipden dạng molipdat, cacbon dạng HCO3- và một phần là CO2, K, Na, Ca, Mg. Giữa rễ và keo đất luôn xảy ra quá trình trao đổi ion. Các ion có thể liên kết chặt trong hạt keo đất hoặc ở dạng khó tan nhưng nhờ rễ cây có khả năng chuyển vào đất nhiều loại axit hữu cơ (axit malic, axit xitric…) và axit cacbonic biến các chất khó tan thành chất dễ tan cây dễ hấp thụ hoặc nhờ bộ rễ có khả năng tiết một số enzyme như amylase, protease, phôtphatae, urêase… có thể phân giải chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản dễ hấp thụ. Các công trình khoa học chứng minh hàm lượng K, Na, Ca và Cl ở dịch bào cao hơn ngoài môi trường.

2. Hấp thụ và vận chuyển các nguyên tố khoáng

Hình ảnh rễ cây


    Khả năng hút và vận chuyển các nguyên tố khoáng ở cây trồng là một quá trình sinh lý vô cùng phức tạp, liên quan nhiều đến điều kiện bên trong và bên ngoài, bằng nhiều cách khác nhau nhưng vẫn liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau.

    2.1. Con đường vận chuyển dung dịch ngoài vào rễ

    Sự chuyển động của các chất hòa tan có trọng lượng phân tử thấp (Ion, Axit hữu cơ và Amino Axit), nhờ sự khuếch tán hoặc thẩm thấu không chỉ hạn chế ở bề mặt ngoài của bộ rễ mà cả ở tế bào lông hút. Sự vận chuyển các chất hòa tan từ dung dịch ngoài vào rễ không phải theo cơ chế quá trình trao đổi chất có tính chủ động mà là quá trình vận chuyển thụ động qua màng nguyên sinh chất của tế bào (gồm lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài). Khi nồng độ bên ngoài thấp thì hệ thống lông hút hình thành rất mạnh.

2.2. Vận chuyển nguyên tố khoáng qua lá và các phần khác của cây

    - Hấp thụ khí qua lỗ khí khổng:
    Cây trồng sống trên đất hút khí (CO2, O2) từ khí quyển qua khí khổng; chất dinh dưỡng ở dạng khí như SO2, NH3 và NO2 cũng có thể đi vào lá qua khí khổng. Điều này được chứng minh đối với khí SO2(35SO2) đã được đồng hóa rất nhanh và có mặt trong các hợp chất hữu cơ (Weigl và Ziegler) nhiều công trình cũng thí nghiệm tương tự với NH3. NH3 cũng được cây trồng đồng hóa nhanh và tạo thành các hợp chất hữu cơ. Hàng ngày sự hấp thụ NH3 qua lá khoảng 100-450g/ha.
    Ở các vùng công nghiệp, sự sinh trưởng của cây bị ức chế do cây hút SO2 qua lá nhiều (có thể gây độc cho cây) và hút cả nitơ dạng NO và N2O. Trong trường hợp này ức chế các mối liên kết với CO2 nên ảnh hưởng đến hoạt tính của Ribulosediphosphat cacboxilase là enzyme chủ yếu tham gia khử CO2 trong chu trình calvin (C3).
    - Hấp thụ chất hòa tan qua lá:
    Hấp thụ chất hòa tan qua lá phụ thuộc vào cấu tạo của lá, tầng cutin, số lượng và sự phân bố khí khổng…Sự hấp thụ chất hòa tan từ bề mặt lá qua tế bào khí khổng qua nhu mô lá, mô biểu bì có vai trò quan trọng. Sự hấp thụ các ion qua lá thường cao hơn vào bên đêm khi tế bào khí khổng mở. Khả năng hấp thụ các chất của tế bào lá cũng như tế bào rễ phụ thuộc vào nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài.

2.3. Khả năng chuyển hóa và vận chuyển các chất của bộ rễ

    - Khả năng chuyển hóa các chất của bộ rễ:
    Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ngoài khả năng hút nước hút khoáng bộ rễ còn có khả năng tổng hợp các chất. Trước đây người ta quan niệm rễ cây chỉ có nhiệm vụ hút nước và khoáng từ đất rồi chuyển vào thân ở dạng không đổi. Nhờ khoa học phát triển đã cho thấy các nguyên tố được bộ rễ hấp thụ đều phải trải qua quá trình khử và chuyển hóa ngay ở rễ, cũng tại đây các hợp chất hữu cơ được hình thành. Cường độ tổng hợp các chất hữu cơ ở rễ biến đổi theo sự hướng thiên của tuổi cây. Ban ngày quá trình tổng hợp mạnh hơn ban đêm. Điều này phù hợp với quá trình trao đổi chất và năng lượng. Khi cây được tiếp nhận đầy đủ năng lượng từ ánh sáng mặt trời, đủ nhiệt độ, nước… đặc biệt ban ngày quá trình quang hợp rất tốt và tiến hành mạnh đã cung cấp cho cây lực khử NADH2 cũng như tăng lượng ATP và các sản phẩm trung gian tạo điều kiện tốt cho rễ hoạt động, tạo kho dinh dưỡng cho cây trồng.
    - Quá trình vận chuyển các chất trong cây:
Sự vận chuyển các chất trong cơ thể cây trồng (cả chất hữu cơ lẫn vô cơ) theo cơ chế khuếch tán thẩm thấu và phụ thuộc chủ yếu vào dòng nước từ đất lên thân cây nhờ quá trình thoát hơi nước ở bộ lá. Thực chất quá trình vận chuyển các chất trong cây (cả cường độ, chiều hướng, đường đi…) rất phức tạp.
    Các chất khoáng do rễ cây hút từ đất được chuyển hóa (nhiều hay ít) ở bộ rễ tạo thành một dòng đi lên thân lá (các bộ phận trên mặt đất), một dòng từ thân lá đi xuống rễ gồm các sản phẩm được đồng hóa ở lá và cả các chất vô cơ được lá hấp thụ từ môi trường cũng như do sự phân giải từ các hợp chất hữu cơ ở lá già tạo nên. Dòng đi xuống chủ yếu vào cơ quan dự trữ (hạt, củ, quả) và xuống bộ rễ. Các chất hữu cơ chủ yếu được tổng hợp ở các bộ phận trên mặt đất (thân, lá), các chất vô cơ một phần được hấp thụ từ khí quyển qua lá, phần phần do sự phân giải ở lá già được chuyển xuống bộ rễ để khử tiếp tục rồi lại tham gia để tổng hợp nên các chất hữu cơ ở rễ.

3. Dinh dưỡng khoáng với năng suất và phẩm chất sản phẩm

Hình ảnh cây và bộ rễ


    - Sinh trưởng của cây trồng và sự hình thành năng suất:
Mối liên hệ giữa việc cung cấp chất dinh dưỡng với năng suất cây trồng có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường. Những yếu tố trên trong như tính di truyền, đặc điểm sinh học của loài…, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng như ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nước, các loại khí… Các nhân tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ tích cực để hình thành năng suất cây trồng.
    Ví dụ: đối với cây ngũ cốc giai đoạn đầu tiên của sự nảy mầm thì độ ẩm và nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nảy mầm. Nhiệt độ và độ ẩm còn ảnh hưởng đến sự tích lũy chất kích thích sinh trưởng như auxin, gibberellin. Nước ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất, hoạt động của enzyme trong phôi như amylase và protease. Giai đoạn đầu của sự nảy mầm, hô hấp diễn ra mạnh để hình thành và cung cấp năng lượng dạng ATP Adenosintriphôphat giúp cho sự tạo ra các cơ quan mới.
    Sau khi hạt nảy mầm, bộ lá cần được phát triển đầy đủ để hình thành cây non. Giai đoạn này CO2, ánh sáng và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng tham gia vào quá trình quang hợp. Tế bào bắt đầu làm nhiệm vụ hấp thụ vận chuyển năng lượng từ ánh sáng mặt trời cũng như năng lượng hóa học giúp cho tế bào rễ làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng từ dung dịch đất. Cường độ ánh sáng càng mạnh thì yêu cầu lượng dinh dưỡng khoáng càng cao, đặc biệt là nitơ. Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện hình thành năng suất tương lai.
Giai đoạn đầu nếu cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và đó là cơ sở cho năng suất cao. Đối với cây lấy hạt (ngũ cốc) chất khoáng có vai trò lớn ảnh hưởng đến sự hình thành hoa và số hạt chắc.
    - Diện tích lá, hiệu suất quang hợp và các yếu tố tạo năng suất:
    Hai yếu tố này có liên quan đến việc cung cấp chất dinh dưỡng khoáng và hình thành năng suất cây trồng. Chỉ số diện tích lá là m2 lá/m2. Chỉ số diện tích lá phụ thuộc từng loại cây, phụ thuộc từng vùng khí hậu, độ chiếu sáng và cường độ ánh sáng và thời tiết mùa đông, mùa hè…

4. Cơ sở khoa học của việc bón phân hợp lý

    Nguyên tắc bón phân:
    Thực vật sống trong tự nhiên và cây trồng chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh là nhân tố có thể giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Việc sử dụng chất dinh dưỡng phân bón hợp lý, có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng giúp cho toàn bộ đời sống của cây sinh trưởng thuận lợi, từ đó tạo ra năng suất sản phẩm tối đa. Trong thực tiễn sản xuất việc sử dụng phân bón là vấn đề không đơn giản vì phải dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của người sản xuất. Nguyên tắc đầu tiên là phải bón đúng lúc, đúng liều lượng, đúng phương pháp, (như Liebig gọi là “phương pháp hỏi cây” tức là xem cây cần chất gì, cần bao nhiêu và cần ở giai đoạn phát triển nào). Chúng ta đã biết mỗi loại cây có nhu cầu dinh dưỡng riêng ở mỗi giai đoạn phát triển của nó…
    + Bón vào đất: tức là đưa chất dinh dưỡng trực tiếp vào đất đúng theo nhu cầu của cây. Cây hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu qua bộ rễ và qua lá. Bón vào đất có thể bón kết hợp giữa phân hữu cơ, vô cơ và phân khoáng, phương pháp này có hiệu quả sử dụng cao. Khi bón nên lấp một lớp đất lên trên để tránh mất mát khi trời mưa hay tưới mạnh (ví dụ bón đạm dạng NH­4­ dễ bị rửa trôi hay hiện tượng phản nitrat…).
    + Bón lên thân, lá: tức là dùng phương pháp phun. Chất dinh dưỡng được pha thành dung dịch với nồng độ thích hợp để phun trực tiếp lên thân, lá. Ở các nước dùng máy bay để phun hoặc máy phun. Ở Việt Nam dùng các bình bơm để phun. Đối với các nguyên tố đa lượng pha nồng độ khoảng 2-3% và nên phun phối hợp.
    Phương pháp phun nên tiến hành vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát và không nên phun vào lúc trời mưa sẽ bị rửa trôi để tạo điều kiện lá và thân hấp thụ tốt hơn, không nên phun vào buổi trưa. Phun phan qua lá có hiệu quả cao đối với cây trồng trên đất khô, đất chua mặn vì trong điều kiện này rễ cây hút dinh dưỡng từ đất khó khan hơn hấp thụ qua thân, lá.

Nguồn: Tuyển tập phân bón Việt Nam


CHĂM SÓC SẦU RIÊNG 
Ở GIAI ĐOẠN RA HOA NHƯ THẾ NÀO?

Hình ảnh hoa sầu riêng

Cây sầu riêng đòi hỏi phải có thời gian khô hạn (nhiệt độ cao, ẩm độ thấp) để phân hóa mầm hoa. Yêu cầu thời gian khô hạn kéo dài ít nhất là 10-14 ngày cây sầu riêng mới có thể phân hóa mầm hoa. Nếu thời gian khô hạn quá ngắn cây sầu riêng sẽ ra hoa ít hoặc ra hoa rải rác, không đồng loạt dẫn đến khó chăm sóc quả sau này.

Do vậy trong giai đoạn này, bà con cần chú ý:

1.      ĐIỀU TIẾT NƯỚC TẠO KHÔ HẠN

Bà con cần dọn sạch cỏ rác trong vườn và ngoài tán cây nhằm tạo độ thông thoáng tốt, đất nhanh khô để cây cảm ứng ra hoa. Thường thì vào tháng 12 đến tháng 1 hằng năm là thời kỳ cây sầu riêng ra mầm hoa (ra mắt cua).

Khi đất khô bà con cần chú ý tưới để giữ độ ẩm cho đất (lượng nước tưới bằng 1/3 lúc bình thường). Ngoài ra, bà con chú ý tưới cây trước khi trời mưa để tránh trời mưa to, bất ngờ làm cây sốc nước sẽ làm rụng hoa.

Đồng thời với việc tạo khô hạn, để kích thích ra nhiều hoa, đồng loạt thì bà con nông dân nên sử dụng NPK 10:60:10, Lân 86 phun xịt kết hợp với tưới gốc. Xịt 2 lần cách nhau 7 ngày, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Hình ảnh hủ phân bón 10-60-10

Hình ảnh gói lân 86


2.      TƯỚI NƯỚC NUÔI HOA

-Thời đim tưới: Khi mầm hoa ra sáng đều (dài 3-4cm) các vị trí để trái, thì tưới nước trở lại. Không nên tưới sớm (khi khi mầm hoa vừa nhú mắt cua, nhú chân chim) sẽ làm các bông ở đầu cành phát triển mạnh (dễ bị gãy cành), còn các mầm hoa ở vùng mang trái rơi vào trạng thái ngủ (đui bông) nên sẽ mất sản lượng.

- Cách tưới: Tưới xòa đều nước chầm chậm từ bên ngoài tán vào bên trong cho đến khi nước vừa chảy tràn trên mặt đất. Ưu tiên tưới bên dưới tán cây vì nơi đó tập trung rất nhiều rễ tơ hút nước. Nếu xuất hiện trời mưa trái mùa thì rễ này không thể hút thêm nước nên không xảy ra tình trạng sốc nước gây rụng hoa, quả non.

Tùy theo loại đất, lần tưới tiếp theo khi thấy lớp đất mặt bắt đầu khô, khoảng 3-5 ngày sau khi tưới không tưới quá nhiều gây sốc nước. Vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở, giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới, chu kỳ tưới không thay đổi, giúp hạt phấn khỏe, đậu trái tốt.

3.      TỈA HOA


Hình ảnh tỉa hoa sầu riêng

Hình ảnh tỉa bớt các hoa

Tỉa hoa rất quan trọng nhằm bỏ bớt hoa mọc ở các vị trí không cần thiết, qua đó cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi các hoa còn lại:

- Tùy vào tuổi cây, vị trí để chùm hoa đầu tiên cách thân chính từ 0,5-1,8m. Cây càng lớn, cành ở dưới thấp thì vị trí để hoa đầu tiên càng xa thân. Nếu để gần thân thì quả ở vị trí này phát triển kém.

- Giữ lại những chùm hoa ở vị trí cành to, khỏe, không để hoa ở đầu cành, chọn các chùm hoa khỏe hướng xuống dưới. Tùy tuổi cây, sức khỏe của cành có thể từ 4-10 chùm hoa/cành. Khoảng cách giữa các chùm hoa cách nhau 20-25cm.

- Tỉa bớt hoa trong một chùm hoa, thời điểm tỉa khi hoa dài khoảng 8-10cm, khoảng 10 hoa/chùm. Ưu tiên giữ lại những nụ hoa ra cùng đợt và những hoa tròn, mập, cuống hoa khỏe, hoa không bị sâu bệnh.

Lưu ý: bà con nên cắt bỏ các hoa phía ngoài để thuận tiện cho việc trợ lực kéo cành lên ở giai đoạn ra trái, những trái ngoài đầu cành thường sẽ hấp thu chất dinh dưỡng nhiều hơn nên sẽ to hơn làm cành dễ bị gãy.

4.      DINH DƯỠNG CHO CÂY

Giai đoạn này cây rất cần các nguyên tố trung, vi lượng để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc chắn cho cuống hoa. Giai đoạn này bà con nên sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây, không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông, khi đó dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.

Hình ảnh bổ sung dinh dưỡng cho cây ra hoa

Bà con có thể sử dụng RƯỚC MẮT CUA/MẬP BÔNG đây là sản phẩm hữu cơ chứa lân hữu cơ tạo nhiều chất dinh dưỡng cho cây dễ hấp thụ giúp cây ra hoa đồng loạt, tăng tỉ lệ đậu trái, ngoài ra còn phòng trừ bệnh cho cây nhờ thành phần vi sinh. Bà con pha 25-50ml cho 20-25 lít nước hoặc 500ml cho 200-400 lít nước. Phun đều trên tán lá hoặc tưới dưới gốc 2-3 lần trước khi ra hoa, sử dụng định kỳ 10-15 ngày/lần (tùy vào điều kiện thời tiết và sức cây).

Hình ảnh chai rước mắt cua
Hình ảnh chai siêu đậu bông, trái sầu riêng



5.      PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHO CÂY

Bên cạnh bón phân cân đối tạo bộ lá đạt yêu cầu thì cây sầu riêng ở giai đoạn này, cây sầu riêng cũng có một số loại sâu bệnh như rầy, bọ trĩ, nhiện đỏ,.. cần phòng trừ hiệu quả thì sức ra bông, đổ trái sau này mới đạt yêu cầu. Tuy nhiên, bà con nên hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học vì dễ gây tình trạng kháng thuốc, các loài gây bệnh sẽ quay lại phá hoại nghiêm trọng hơn, khó phục hồi và kiểm soát được bệnh hại sau này. Các loại bệnh thường gặp ở giai đoạn này:

- Nhiện đỏ:

+ Đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô và chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ. Vết chích lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng, nhiều vết chích liên kết lại tạo ra những khoang, những đốm lớn mất màu ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng lá có thể bị khô và rụng.

+ Biện pháp phòng trừ:

-Rầy phấn trắng, bọ trĩ:

+ Chúng chích hút nhựa lá, làm lá bị suy dinh dưỡng, héo úa, biến dạng như xoắn lá. Với mật độ rầy nhiều, bà con sẽ thấy một lớp như bụi phấn màu trắng trên lá và quả.

+ Biện pháp phòng trừ:

-Sâu cuốn lá, sâu đục thân:

+ Sâu cuốn lá hại lúa gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.

+ Biện pháp phòng trừ:

Mong là các kiến thức trên đây sẽ giúp bà con hiểu được các kỹ thuật cơ bản để chăm sóc sầu riêng ở giai đoạn ra hoa, bà con có thể tham khảo để áp dụng cho nhà vườn của mình. Chúc bà con thành công, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đạt dược vụ mùa bội thu.

 


NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐỂ CỎ 

TRONG VƯỜN SẦU RIÊNG

Giữ thảm cỏ trong vườn sầu riêng

    Đa số bà con hiện nay mặc định rằng cỏ là loài gây hại, không mang lại giá trị gì cho khu vườn. Và hàng ngày họ đang tốn công sức để tiêu diệt hết cỏ dại, làm sạch vườn. Nhưng thật ra cỏ dại mang lại rất nhiều lợi ích cho đất và cây trồng, sau đây là một số tác dụng của cỏ:

THỨ NHẤT: GIÚP GIỮ ẨM

    Đối với trường hợp cây con mới trồng sẽ không có sẵn cỏ để giữ mô vì vậy bà con tưới nước rất nhiều, lượng nước nhiều gây úng rễ còn phía trên đất sẽ bị khô, để xử lý tủ rơm hoặc trồng cỏ giữ mô trước.

THỨ 2: CHỐNG XÓI MÒN

    Cây sầu riêng làm mô khá cao, trong điều kiện mưa nhiều nước chảy mạnh kéo đất đi xuống làm vỡ kết cấu mô, khi có cỏ lớp đất ở mô sẽ được giữ lại.

THỨ 3: HẠN CHẾ BỐC HƠI - RỬA TRÔI DINH DƯỠNG

    Khi bà con để cỏ kín việc bốc hơi giảm, khi gặp áp lực mưa lượng phân dưới gốc được cỏ giữ lại rất tốt giúp bà con không cần rải lượng phân quá nhiều tiết kiệm được thêm chi phí.

THỨ 4: KIỂM SOÁT SỰ LAN TRUYỀN SÂU BỆNH

    Khi vườn bà con xuất hiện dịch bệnh nếu không có cỏ, sâu bệnh sẽ tập trung tấn công cây trồng, khi có cỏ sự tấn công của sâu bệnh sẽ được phân tán đều ra cỏ giúp cây chia sẽ áp lực tấn công bởi sâu bệnh hại, trong điều kiện không phù hợp để tấn công cây sâu bệnh hại sẽ ẩn vào trong cỏ. Cỏ giúp phân tán tuyến trùng gây hại lên bộ rễ của cây, hạn chế các loại bệnh do tuyến trùng gây ra, tiết kiệm được chi phí phòng trừ bệnh.

THỨ 5: DẤU HIỆU ĐỂ PHÁT HIỆN SÂU BỆNH

    Khi cỏ có dấu hiệu bệnh bà con dễ phát hiện được cây trồng của mình sắp bị tấn công từ đó sử dụng thuốc để phòng trừ.

THỨ 6: GIÚP CÂN BẰNG HỆ SINH THÁI

    Cỏ cũng là nơi cư trú của các loài côn trùng có lợi để diệt côn trùng gây hại. Sự cạnh tranh giữ côn trùng có hại và có lợi tạo sự cân bằng sinh thái cho vườn của bà con.

THỨ 7: HỖ TRỢ CẢI TẠO ĐẤT - GIÚP ĐẤT THÔNG THOÁNG

    Trong mùa khô cỏ chết đi tạo thông thoáng giúp oxi đi vào rễ. Rễ cỏ đưa nước và không khí vào trong lòng đất, giúp vi sinh vật hô hấp và sinh sống trong lòng đất. Từ đó giúp đất trở nên màu mỡ và có dinh dưỡng. Rễ cỏ đâm thẳng vào lòng đất, giúp đất trở nên tơi xốp, thoáng khí.

THỨ 8: NGUỒN DINH DƯỠNG HỮU CƠ MIỄN PHÍ

    Cỏ dại cũng cần dinh dưỡng để cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển nên sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cỏ và cây trồng có diễn ra. Tuy nhiên, tùy theo loại cỏ, chiều cao và sự phát triển cỏ sẽ lấy một phần dinh dưỡng từ lượng phân bón. Sau khi dọn vườn, dọn cỏ đó là nguồn hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, một số nhóm cỏ có tác dụng hỗ trợ đạm giúp cho cây trồng dễ hấp thu dinh dưỡng. Thân cành cỏ cắt phơi khô sau đó đắp trở lại gốc. hoặc bà con có thể xử lý với Trichoderma để phân hủy nhanh hơn và tạo điều kiện cho nấm vi sinh phát triển bảo vệ cây trồng tốt hơn.

THỨ 9: CÂN BẰNG PH

    Rễ cỏ, xác cỏ chết đi cải thiện hữu cơ trong đất rất tốt. Nó điều chỉnh được một phần pH đất. Ngoài ra, việc che phủ mặt đất giúp hạn chế quá trình rửa trôi các kim loại kiềm cũng góp phần ổn định pH.
    Lưu ý: Bà con nên hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ vì sẽ làm mất những tác dụng vừa nêu trên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cây trồng, tiêu diệt hết nguồn sống của côn trùng, đất dễ chảy tràn, xói mòn, mất độ ẩm và làm cây sốc nhiệt.
    - Cách làm cỏ: không cắt sát, chừa gốc cỏ với độ cao dưới 15cm.
    - Các loại cỏ nên dùng: rau trai, rau má, đậu dại (cỏ đậu) hoặc các loại cỏ bạn địa thân thấp.
    Việc sử dụng thảm cỏ trong vườn sầu riêng là một phương pháp hữu hiệu. Tuy nhiên bà con nên biết cách chọn lọc, quản lý và tận dụng phù hợp thì cỏ dại hoàn toàn trở thành người bạn thân thiết cho vườn của chúng ta. Vì vậy bà con hãy tận dụng lợi ích mà cỏ mang lại nhé. Cảm ơn bà con đã quan tâm, chúc bà con thành công!

 Giới thiệu sơ bộ về dinh dưỡng đạm (N) đối với cây trồng

Hình ảnh quá trình chuyển hóa nitơ


  • Dinh dưỡng đạm và quá trình hình thành dinh dưỡng đạm trong tự nhiên

- Dinh dưỡng đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp Đạm (N) cho cây

- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % Nitơ

- Phần lớn thực vật không có khả năng đồng hóa nguyên tố nitơ duới dạng khí N2 mà chủ yếu dưới dạng muối nitrat.

- Phân đạm cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion NO3- và ion amoni NH4+.

Sự chuyển hoá N2 thành NH3

+  Con đường hóa học

N2  +  3H2  =   2NH3

Điều kiện:   Nhiệt độ :  2000oC  - áp suất 200 atm

Tia chớp lửa điện

Cây trồng chỉ hấp thụ được khoảng 40% hàm lượng đạm từ phân bón, còn lại là bị rửa trôi và bay hơi.

  • Chức năng của các Đạm (N) đối với cây trồng

- Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein.

- Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống.

- Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, cỏ khô làm thức ăn gia súc và protein của hạt ngũ cốc.

Triệu chứng thiếu hoặc thừa đạm trên cây trồng

Khi thiếu (nitrogen deficiency): Cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít phát triển, xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, năng suất thấp, hàm lượng protein thấp.

Nếu thừa (toxicity): Cây sinh trưởng mạnh, ức chế sự ra hoa, tán lá xum xuê, lá mỏng, cây yếu dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công.

  • Thang đánh giá hàm lượng đạm trong đất

- Đạm tổngsố (N%) : Tổng lượng đạm hữu cơ và vô cơ trong đất

Phương pháp phân tích Kjeldahl 

+ Đất nghèo: < 0,1%

+ Trung bình: 0,1 - 0,15%

+ Khá: 0,15 - 0,2%

+ Giàu: > 0,2%

- Đạm dễ tiêu: lượng đạm vô cơ (NO3-, NH4+)

Đạm thủy phân (NH4+), đơn vị tính mg/100gr

Phương pháp phân tích Chiurin-Kononova

+ Đất Nghèo: < 4 mg/100gr

+ Trungbình: 4 -8

+ Giàu: > 8

Các loại phân bón chứa Đạm (N)

  • Đạm Urê (UREA)

hình ảnh đạm ure đục
Hình ảnh đạm ure nhỏ

- Phân Urea có 44 - 48% N nguyên chất (Loại thông thường là 46%N)

- Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới.

- Urea là loại phân có tỷ lệ N cao nhất.

- Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh.

- Có 2 dạng viên: Có loại nhỏ như trứng cá, trong; có loại to đục (đạm ngố).

- Vỏ hạt đạm có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.

- Phân Urea có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau (do không làm thay đổi độ acid-baz của đất) và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn.

- Phân Urea được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5 - 1.5% để phun lên lá.

- Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen và không được phơi ra nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng Urea rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các túi phân Urea khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.

- Trong quá trình sản xuất, Urea thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biurat. Đó là chất độc hại đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân Urea không được có quá 1,2% biurat đối với cây trồng cạn, 5% đối với lúa nước.

  • Các  loại phân Đạm Urea trên thị trường

+ Phân đạm Urea Phú Mỹ (hạt nhỏ - Phân bón và hóa chất dầu khí)

+ Phân đạm Urea Hà Bắc (hạt nhỏ)

+ Phân đạm Urea Ninh Bình (hạt nhỏ - Tập đoàn hóa chất Việt Nam)

+ Phân đạm Urea Cà Mau (hạt to - Phân bón dầu khí cà mau)

+ Phân đạm nhập khẩu: chủ yếu là Urea Trung Quốc

  • Phân đạm Amonium

- Đó là các muối amoni: NH4Cl (25% Nitơ), (NH4)2SO4 (21% Nitơ), NH4NO3(Đạm 2 lá: 35% Nitơ),...

- Khi tan trong nước muối amoni bị thuỷ phân tạo ra môi trường axit, nên chỉ thích hợp khi bón phân này cho các loại đất ít chua, hoặc đất đã được khử chua trước bằng vôi (CaO).

+ Amoni Clorua - NH4Cl

Phân này có chứa 24 - 25% N nguyên chất.

- Đạm clorua có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà.

- Là loại phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác.

- Đạm clorua không nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, vừng, v.v..

- Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, vì ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc.

- Việt Nam không có nhà máy chế biến đạm AmonClorua, chủ yếu các sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.

+ Amoni Sunphat - (NH4)2SO4 (Đạm SA)

- Còn gọi là phân SA. Sulfate đạm có chứa 20 - 21% N nguyên chất. Trong phân này còn có 23-24% lưu huỳnh (S). Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm.

- Sulfate đạm là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.

- Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất không bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân mới dùng được đạm Ammonium Sulfate. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu S).

- Đạm Sulfate được dùng chuyên để bón cho các loài cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc v.v.. và các loại vây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô.

- Cần lưu ý đạm Sulfate là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm.

- Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá.

- Không nên sử dụng phân đạm sulfate để bón trên đất phèn, vì phân dễ làm chua thêm đất.

- Việt Nam không có nhà máy chế biến đạm SA, chủ yếu các sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.

  • Đạm Nitơrat

Gồm các muối nitrate như: NaNO3, Ca(NO3)2 ...

- Các muối này được điều chế từ acid nitric và carbonate kim loại tương ứng.

- Tỉ lệ % N thực tế lại thấp. Phân đạm nitrat thường dùng thích hợp cho những vùng đất chua và mặn.

- Phân Ammonium Nitrate có chứa 33 - 35% N nguyên chất. Ở các nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất hàng năm.

- Là loại phân sinh lý chua.

- Tuy vậy, đây là loại phân bón quý vì có chứa cả NH4+ và cả NO3-, phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

- Phân này được dùng để pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà kính và tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.

- Việt Nam không có nhà máy chế biến đạm Nitorat, Đạm Nitorat là nguyên liệu để sản chế biến vật liệu nổ (thuốc nổ) nên việc nhập khẩu các sản phẩm Nitorat rất hạn chế và được quản lý chặt chẽ.

Nguồn: camnangcaytrong.com

3 NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG 
XỬ LÝ CÂY VÀNG LÁ-THỐI RỄ

    Cây bị bệnh lá vàng thối rễ là nguyên nhân do các trủng nấm gây nên, rất khó để chữa trị bệnh, dẫn đến cây bị chết. Việc xử lý cây bị vàng lá thối gốc rễ cần phải thực hiện đúng cách, đúng quy trình thì cây mới có khả năng sống. Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con các nguyên tắc cần lưu ý khi xử lý bệnh cây bị vàng lá thối gốc rễ.

1. Nguyên tắc 1: Khi xử lý vàng lá-thối rễ phải diệt nấm trước – kích rễ sau

    - Việc xử lý nấm hại trên cây trồng là rất quan trọng nhất trong giai đoạn này. Bệnh vàng lá thối rễ do chủng nấm Phytophthora và Fusarium gây ra, nên nếu nấm bệnh gây ra trong đất còn nhiều mà việc kích rễ cho cây lúc này là không hợp lý.
    - Các đầu rễ non lúc này sẽ nhanh chóng bị nấm sâm nhiễm vào gây chết thối rễ con.
    - Chính vì vậy, để chữa khỏi bệnh này cho cây cần diệt sạch nấm trước khi kích rễ cho cây phát triển
Cây sầu riêng bị vàng lá thối rễ

2. Nguyên tắc 2: Không dùng thuốc hóa học để diệt nấm

    - Sở dĩ chúng ta không nên dùng thuốc hóa học để diệt nấm vì lúc này nấm đang còn nằm trong đất nếu dùng thuốc hóa học sẽ khiến đất bị ngộ độc thuốc. Thuốc hóa học diệt được nấm bệnh trong đất thì cũng diệt luôn nấm có lợi và vi sinh vật, cũng như giun sống trong đất, khiến cho đất ngày càng bị suy thoái, kém năng suất rất khó phục hồi.
    - Giun dế là những anh thợ cày, nấm có lợi là anh chuyên phân giải hữu cơ tạo thành khoáng cho cây hấp thu. Các anh này chết đi thì đất sẽ kém thông thoáng, oxy trong đất nghèo nàn, dinh dưỡng khoáng trong đất bị thiếu hụt, cây phát triển kém, rễ bị mắc kẹt khiến tình trạng cây bị thối rễ ngày càng nhiều rất nguy hiểm.
Nấm đối kháng sẽ hiệu quả hơn thuốc hóa học
    - Nên khi diệt nấm bệnh gây hại cần sử dụng nấm đối kháng, các loại sinh vật tiết ra enzyme để kích rễ thay cho các loại thuốc hóa học.
    Lưu ý: trước khi sử dụng các loại thuốc sinh học này cần phải đảm bảo đất trồng có đủ hữu cơ và pH từ 5.5-7 để chúng phát triển tốt.
    - Đất thường xuyên sử dụng phân hóa học, ít hữu cơ trước khi xử lý cần bổ sung tối thiểu 10 – 20kg phân chuồng hoai mục/gốc để cho hiệu quả cao.

3. Nguyên tắc 3: Không bón phân hóa học khi cây đang bị bệnh

Bón phân hữu cơ cho cây đang bị bệnh
    - Cây đang bị bệnh có nghĩa là rễ đang bị thối khiến cây bị thiếu chất chứ không phải thiếu phân, nên khi bón phân vào thời điểm này sẽ khiến cho cây bị sót rễ tơ.
    - Rễ cây đang bị thối sẽ không thể hấp thu phân bón. Bón phân giai đoạn này sẽ tốn thêm chi phí mà cây thì không thể phục hồi. Ngược lại lượng phân này sẽ là nguồn dinh dưỡng giúp nấm bệnh phát triển mạnh hơn gây phản tác dụng, tiền mất tật mang.
    - Một liều NPK từ 200 – 500g nếu bón cho một gốc cam 4 năm tuổi mới được xử lý sẽ khiến cho bệnh cây càng nặng thêm. Chỉ nên bón thêm phân hóa học với liểu lượng tối đa 100g khi rễ tơ đã chuyển màu vàng thành rễ cám, khi cây thật cần thiết khi ở giai đoạn bị bệnh này.

Một số sản phẩm mà bà con có thể tham khảo:

2 Can phoenix pro
Can phoenix


Nguồn: Tổng hợp

CÁCH TRỒNG, CHĂM SÓC SẦU RIÊNG 
GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT

Hình ảnh cây sầu riêng

1.      Chuẩn bị trồng:

-          Lên liếp, dọn mô, phơi mô 2-4 tháng trước khi trồng.

-          Qui cách trồng: tùy vùng đất mà lên mô hoặc đào hố cho phù hợp.

-          Xử lí nấm bệnh trên mô, thời gian trước khi trồng khoảng 20 ngày.

-          Trước khi trồng bón lót hữu cơ 1kg/gốc.

2.      Trồng, chăm sóc, bón phân cho sầu riêng con:

-       Cách trồng: trồng cây sao cho mặt bầu cao hơn mặt đất khoảng 5cm, đối với đất mềm, lún thì trồng cao hơn để trừ hao độ lún.

-        Cắt bầu: bỏ 1 tấc phía dưới đáy bầu, bóp nhẹ cho tơi xơ dừa xung quanh bầu, chú ý để nằm xuống đất để tránh rơi vỡ bầu. Kiểm tra rễ cọc, nếu rễ cọc bị xoắn hay chia nhánh thì cắt ngang để tránh dẫn dinh dưỡng chậm hay chia nhỏ dinh dưỡng. Cắt bớt những rễ cám chạy xung quanh bầu để rễ mau hướng ra ngoài bầu hút nước và dinh dưỡng. Tưới nước liên tục 3 ngày sau khi trồng để giữ độ ẩm, chống mất nước cây.

-     Sau khi trồng 7 ngày: tưới FUVIC-PHOENIX để kích ra rễ tơ, giúp cây mau hồi lại sức. Pha 1 kg cho 400 lít nước, tưới đều bầu rễ, nên tưới ẩm trước để tăng độ thấm.

-        Cách 15 ngày tưới FUVIC-PHOENIX lần 2, liều lượng như lần trước.

Hình ảnh bao phân bón


-    Tháng thứ 3 trở đi: sử dụng can tưới PHOENIX PRO với liều lượng 1lít pha 250-400l nước, tưới ướt đều quanh vùng rễ. 

Hình ảnh can phoenix pro


·         Đối với trên lá: Cứ 7-10 ngày nên sử dụng VỌT ĐỌT+SIÊU KẼM để dưỡng cơi đọt và giúp lá mau lụa.

Hình ảnh chai siêu tinh kẽm

Hình ảnh chai vọt đọt


Hình ảnh lá của cây sầu riêng

3.      Phòng ngừa nấm bệnh:

Trong giai đoạn này, đọt non ra rất dễ bị sâu rầy tấn công, cần phòng trị kịp thời để cây không bị ảnh hưởng bộ lá, đọt non.

Hình ảnh lá non cây sầu riêng

-      Thay đổi gốc thuốc xịt (tối thiểu 3 gốc) vì sâu rầy kháng thuốc rất nhanh.

-    Phun thuốc định kì 7-10 ngày/ lần (vì đọt non ra không đồng loạt nên phải phun định kì trong thời gian ngắn)

-      Kết hợp phun thuốc trừ sâu+ VỌT ĐỌT+AMINO+SIÊU KẼM.

Hình ảnh chai amino

Hình ảnh chai siêu tinh kẽm

Hình ảnh chai vọt đọt


Các gốc thuốc trị sâu rầy thường dùng: imidacloprid, acetamiprid, acephate, thiamethoxam,…

-     Thuốc bệnh: chitosan (tưới gốc), metalaxyl+bordeaux, mancozeb, aliette, đồng kẽm…

-     Chú ý tưới phòng ngừa tuyến trùng từ 1,5-2 tháng/lần.


Lượt Truy Cập

Người Theo Dõi

Sản Phẩm Nổi Bật

PHOENIX PRO

Mục Tiêu

"Nông dược Phoenix luôn luôn nỗ lực để đem đến những sản phẩm hữu cơ chất lượng. Tập trung xây dựng đội ngũ kĩ thuật để kịp thời hỗ trợ từ khâu tư vấn, kĩ thuật tận vườn cho quí bà con. Phấn đấu cùng nông dân hợp tác, cùng nông dân phát triển!"

Video Kỹ Thuật

Bài Viết Yêu Thích

Danh Sách Bài Đăng

Bản Đồ